Phan Thị Hiền, "Mở thông dạ dày bằng nội soi", Các quy trình kĩ thuật nhi khoa thường gặp, NXB Y Học, 2017 (trang 380-382)
I. ĐẠI CƯƠNG
Cuối năm 1960, ống nội soi ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch
sử phát triển về chẩn đoán và điều trị các bệnh lí ống tiêu hóa.
II. CHỈ ĐỊNH
- Chảy máu tiêu hóa, đau bụng trên tái diễn
- Nuốt khó, nuốt nghẹn, nôn chưa rõ nguyên nhân
- Sụt cân, thiếu máu hoặc mất máu chưa rõ nguyên nhân
- Ỉa chảy mạn tính
- Xquang có tổn thương niêm mạc điển hình (như loét hành tá tràng)
- Phát hiện thấy u ống tiêu hóa trên khi chụp Xquang hoặc CT
- Bệnh lí polyp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
3.1. Chống chỉ định tuyệt đối
- Trụy tim mạch, suy hô hấp
- Thủng ruột, viêm phúc mạc
- Chấn thương đốt sống cổ
3.2. Chống chỉ định tương đối
- Mới phẫu thuật tiêu hóa (1 tháng), tắc ruột
- Bệnh rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu nặng
- Thận trọng khi trẻ khóc quá mức
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện qui trình kĩ thuật
Nhóm nội soi (01 bác sĩ và 02 điều dưỡng), nhóm gây mê (01 bác sĩ và 02 kĩ
thuật viên gây mê).
2. Phương tiện
01 hệ thống nội soi tiêu hóa trên, các dụng cụ can thiệp như kìm sinh thiết,
01 máy thở và phương tiện gây mê hồi sức.
3. Người bệnh
Khám lâm sàng, khai khác tiền sử nội soi, phẫu thuật, giải thích nguy cơ,
nhịn ăn uống.
4. Hồ sơ bệnh án
Phiếu chỉ định nội soi tiêu hóa trên có sinh thiết, 01 bệnh án kèm theo kết
quả khám tai mũi họng và các xét nghiệm khác (như xét nghiệm đông máu…nếu
người bệnh có tiền sử bệnh đông chảy máu), giấy cam đoan.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (thời gian khoảng 35-40 phút/1 người bệnh)
1. Kiểm tra hồ sơ : 10 phút
2. Kiểm tra người bệnh : 15 phút
3. Thực hiện kĩ thuật : 10-20 phút
Gây mê toàn thân. Nội soi tiêu hóa trên có 4 mốc quan trọng quan sát: tâm
vị, góc bờ cong, môn vị và gối trên tá tràng.
Kĩ thuật nội soi tiêu hóa trên:
- Cầm máy nội soi cách khoảng 20-30cm so với đầu máy nội soi cong
xuống, đẩy đèn nội soi từ từ đi xuống vùng cơ thắt hầu họng.
- Bơm khí và đẩy nhẹ đèn nội soi đi qua thực quản sau trên đến cơ thắt thực
quản dưới và đường Z.
- Quay nhẹ máy nội soi ngược chiều kim đồng hồ và bơm hơi, đẩy đèn nội
soi qua cơ thắt thực quản dưới và vào dạ dày, đến khi quan sát rõ các nếp niêm
mạc thân vị.
- Quay máy nội soi thuận chiều kim đồng hồ (đi theo bờ cong nhỏ) và dùng
điều khiển Up đồng thời đẩy đèn nội soi tiến lên sẽ thấy hang vị và môn vị.
- Đẩy đèn nội soi qua môn vị vào hành tá tràng.
- Kéo nhẹ máy nội soi ra và bơm hơi nhẹ kiểm tra toàn bộ hành tá tràng (mặt
trước nằm ở bên trái, mặt sau nằm ở bên phải).
- Chỉnh đèn nội soi áp sát đỉnh của hành tá tràng, quay máy nội soi thuận
chiều kim đồng hồ 180º và dùng điều khiển Up 150º kết hợp đẩy nhẹ máy nội soi,
sẽ quan sát thấy niêm mạc tá tràng D2. Quay máy nội soi ngược chiều kim đồng hồ
sẽ thấy bóng Vater.
- Rút đèn nội soi lên dạ dày khoảng 5cm cách lỗ môn vị, bơm căng hơi, quay
máyg nội soi ngược chiều kim đồng hồ 180º và dùng điều khiển Up sẽ thấy tâm vị.
- Giữ góc quay 180 độ xung quanh trục máy nội soi sẽ quan sát được cả bờ
cong lớn, bờ cong nhỏ, tâm vị và phình vị.
Kĩ thuật sinh thiết : thực hiện trong quá trình rút ống nội soi
- Xác định đúng vị trí cần sinh thiết.
- Điều chỉnh kìm sinh thiết phải vuông góc với niêm mạc.
- Kìm sinh thiết chui ra ngoài máy nội soi không quá 3cm.
- Mở kìm ra trước sau đó đẩy kìm tỳ vào niêm mạc, rồi đóng kìm từ từ.
- Vị trí sinh thiết thường qui ở hang vị: cách môn vị 2-5cm.
- Vị trí sinh thiết thường qui ở thân vị: cách tâm vị 10cm (đối với người lớn).
- Vị trí: tá tràng, hang vị, thân vị, thực quản và tại vị trí tổn thương.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi biểu hiện: toàn trạng, tim mạch, hô hấp, tri giác, nôn máu, ỉa máu,
đau bụng, chướng bụng, nuốt khó, đau ngực ...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu : cầm máu qua nội soi, nếu nặng cần mời hội chẩn ngoại và hồi
sức cấp cứu, xét nghiệm máu.
- Thủng : áp dụng kĩ thuật kẹp clip bịt lỗ thủng dạ dày, nếu không có hiệu
quả, cần mời hội chẩn ngoại, chụp X quang, siêu âm.
Ghi chú:
- Luôn luôn kiểm soát được kìm sinh thiết.
- Tai biến chảy máu, thủng ruột xuất hiện ngay lập tức hoặc sau 5-7 ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Victor LF (2008), “Gastrointestinal Endoscopy”, Pediatric gastrointestinal desase,
2(1), 1259-1348.
2. Gershman G (2012). “Diagnostic upper gastrointestinal endoscopy”, Practical pediatric
gastrointestinal endoscopy, (2), 41-81.
Comentários