Phan Thị Hiền, "Mở thông dạ dày bằng nội soi", Các quy trình kĩ thuật nhi khoa thường gặp, NXB Y Học, 2017 (trang 429-431)
I. ĐẠI CƯƠNG
Nong là phương pháp cơ học để điều trị hẹp ống tiêu hóa có thể là bẩm sinh
hoặc mắc phải. Hay gặp nhất là hẹp thực quản.
II. CHỈ ĐỊNH
- Hẹp miệng nối thực quản sau mổ, do trào ngược, chất ăn mòn, tiêm xơ và
xạ trị, hẹp thực quản bẩm sinh
- Hẹp môn vị, hẹp tá tràng do màng ngăn hoặc miệng nối sau phẫu thuật.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Chống chỉ định tuyệt đối
- Trụy tim mạch, suy hô hấp
- Thủng ruột, viêm phúc mạc
- Chấn thương đốt sống cổ
- Rò khí quản-thực quản, rò thực quản vào trung thất
- Hẹp thực quản do chèn ép từ ngoài vào
2. Chống chỉ định tương đối
- Mới phẫu thuật tiêu hóa (1 tháng), tắc ruột
- Bệnh rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện qui trình kĩ thuật
Nhóm nội soi (01 bác sĩ và 02 điều dưỡng), nhóm gây mê (01 bác sĩ và 02 kĩ
thuật viên gây mê).
2. Phương tiện
01 hệ thống nội soi tiêu hóa trên kèm theo các dụng cụ can thiệp như bóng
nong, bougie, 01 máy thở và phương tiện gây mê hồi sức.
3. Người bệnh
Khám lâm sàng, khai khác tiền sử nội soi, phẫu thuật, giải thích nguy cơ,
nhịn ăn uống, kháng sinh dự phòng.
4. Hồ sơ bệnh án
Phiếu chỉ định nội soi tiêu hóa nong hẹp thực quản hoặc môn vị hoặc tá
tràng, giấy cam đoan, 01 bệnh án kèm theo bộ xét nghiệm thông qua mổ, x quang
thực quản thẳng-nghiêng (đối với nong hẹp thực quản) hoặc chụp lưu thông dạ
dày-tá tràng (đối với hẹp môn vị hoặc tá tràng) và các xét nghiệm khác (nếu có).
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (thời gian khoảng 60 phút – 90 phút/1 người bệnh)
1. Kiểm tra hồ sơ 15 phút
2. Kiểm tra người bệnh 15 phút
3. Thực hiện kĩ thuật 30-60 phút
Gây mê nội khí quản.
Nội soi tiêu hóa trên xác định chính xác tổn thương cần nong về vị trí, kích
thước, tình trạng rò.
3.1. Nong hẹp thực quản
- Nong bằng ống nhựa (bougie): Bougie nhiều cỡ và dây dẫn kim loại dài có
1cm đánh dấu cản quang trên màn tăng sáng. Các bước thực hiện:
+ Luồn đầu mềm của dây dẫn qua kênh can thiệp và đi qua chỗ hẹp dưới sự
quan sát màn hình nội soi, sau đó kiểm tra dưới màn hình tăng sáng xem vào dạ
dày chưa.
+ Rút ống nội soi nhưng giữ nguyên dây dẫn trong dạ dày và đánh dấu vị trí
hẹp bằng kim loại ngoài lồng ngực và khoảng cách từ chỗ hẹp đến cung răng..
+ Đẩy bougie trượt trên dây dẫn qua chỗ hẹp, không đẩy bougie nếu có sức
cản mức độ vừa hoặc chỗ hẹp khít chặt hoặc chảy máu
+ Tần xuất nong thực quản do trào ngược phụ thuộc vào tiến triển viêm thực
quản và lần nong đầu tiên.
+ Nguyên tắc nong bougie: khi có sức cản vừa phải chỉ sử dụng ≤ 3 bougie
liên tiếp với đường kính lớn hơn 1mm trong 1 buổi nong.
- Nong bằng bóng nong: Bóng nong các cỡ và dây dẫn, các bước thực hiện :
+ Nội soi kiểm tra chỗ hẹp: vị trí, kích thước, tổn thương đi kèm.
+ Luồn dây dẫn qua kênh can thiệp.
+ Đưa catheter bóng trượt trên dây dẫn.
+ Đánh dấu vị trí hẹp bằng 1 miếng kim loại.
+ Kiểm tra vị trí bóng nong tại chỗ hẹp: màn tăng sáng (bằng bơm cản
quang) hoặc trên màn hình nội soi với dây dẫn hoặc ống nội soi nhỏ đi cạnh bóng.
+ Bơm căng bóng để nong chỗ hẹp.
+ Nguyên tắc: đường kính bóng không vượt quá đường kính chỗ hẹp trên
2mm và ≤ 3 lần đường kính chỗ hẹp. Nong ≤3 lần trong 1 buổi. Bơm 1-2ml dầu
silicone bôi trơn vào kênh can thiệp trước khi luồn bóng nong.
3.2. Nong môn vị, tá tràng
Chỉ sử dụng loại bóng nong có dây dẫn, kĩ thuật giống nong thực quản.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi: Sốt, ho, khò khè, đau ngực, tràn khí dưới da, thông khí phổi kém
và gõ vang, bụng chướng, đau bụng, suy hô hấp, nôn máu, thiếu máu.
- Cho bệnh nhân ăn lại sau 24 giờ nếu bệnh nhân không có triệu chứng nghi
tai biến.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nếu nghi ngờ thủng : chụp X quang lồng ngực hoặc bụng, khi xuất hiện
tràn khí trung thất, màng phổi, liềm hơi hoặc chảy máu ồ ạt, cần hội chẩn ngoại và
hồi sức.
Ghi chú
- Luôn luôn phải sử dụng dây dẫn cho ống nong hoặc bóng nong
- Phải chắc chắn là dụng cụ nong đúng vị trí giữa lòng của chỗ hẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gershman S (2012), “Therapeutic upper GI endoscopy”, Practical pediatric
gastrointestinal endoscopy, 2(1), 82-103.
2. Victor LF (2008), “Gastrointestinal Endoscopy”, Pediatric gastrointestinal
desase, 2(1), pp: 1259-348.
Comments