top of page

NỘI SOI CẮT POLYP ỐNG TIÊU HÓA (THỰC QUẢN, DẠ DÀY,TÁ TRÀNG, ĐẠI TRỰC TRÀNG)

Phan Thị Hiền, "Mở thông dạ dày bằng nội soi", Các quy trình kĩ thuật nhi khoa thường gặp, NXB Y Học, 2017 (trang 416-417)

I. ĐẠI CƯƠNG

Nội soi cắt polyp ống tiêu hóa là kĩ thuật cắt rời polyp ra khỏi niêm mạc ống

tiêu hóa đồng thời lấy ra ngoài làm xét nghiệm tế bào học.


II. CHỈ ĐỊNH

Polyp tiêu hóa trên và dưới


III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

3.1. Chống chỉ định tuyệt đối

- Nghi ngờ thủng ruột, viêm phúc mạc

- Viêm đại tràng cấp tính

- Trụy tim mạch, hô hấp không ổn định

- Chấn thương đốt sống cổ

3.2. Chống chỉ định tương đối

- Giảm tiểu cầu nặng hoặc các bệnh lí khác gây chảy máu

- Nhiễm trùng máu

- Tiền sử mới phẫu thuật ống tiêu hóa

- Dãn ruột do ngộ độc, tắc ruột

- Phình động mạch chủ bụng


IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện qui trình kĩ thuật

Nhóm nội soi (01 bác sĩ và 03 điều dưỡng), nhóm gây mê (01 bác sĩ và 02 kĩ

thuật viên gây mê).

2. Phương tiện

01 hệ thống nội soi tiêu hóa kèm theo các dụng cụ can thiệp như lọng cắt

polyp, máy cắt đốt, 01 máy thở và phương tiện gây mê hồi sức.

3. Người bệnh

Khám lâm sàng, khai khác tiền sử nội soi, phẫu thuật, giải thích nguy cơ,

nhịn ăn uống, làm sạch đại tràng.

4. Hồ sơ bệnh án

Phiếu chỉ định nội soi cắt polyp ống tiêu hóa trên và dưới, giấy cam đoan, 01

bệnh án kèm theo bộ xét nghiệm thông qua mổ và các xét nghiệm khác (nếu có).


V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (thời gian khoảng 50-90 phút/1 người bệnh)

1. Kiểm tra hồ sơ 15 phút

2. Kiểm tra người bệnh 15 phút

3. Thực hiện kĩ thuật 20-60 phút

Gây mê nội khí quản (tránh hội chứng hít khi lấy polyp ra ngoài từ ống tiêu

hóa trên).

Nội soi dạ dày và đại tràng xác định số lượng, vị trí và hình thái polyp. Đánh

giá khả năng can thiệp đối với các polyp.

Nguyên tắc : Cắt ngay tất cả các polyp khi nhìn thấy (đối với polyp thiếu

niên), vì sau đó có thể không tìm thấy nữa. Bệnh lí polypose: cắt nhiều đợt, khoảng

20 polyp/1 đợt, nếu polyp dày đặc cần mời hội chẩn ngoại.

Kĩ thuật cắt polyp:

- Đưa lọng đến vị trí có polyp, mở lọng ôm lấy đầu polyp sau đó tụt xuống

ôm lấy chân polyp. Đẩy vỏ nhựa của lọng sát với cuống polyp, thắt từ từ lọng cho

đến khi có cảm giác chặt tay. Kéo nhẹ đầu polyp lên, kiểm tra kĩ không để niêm

mạc trực tràng chui vào lọng và không chạm thành trực tràng

- Cắt đốt 2-3 giây, xen kẽ pha cầm máu và pha cắt, lọng sẽ từ từ được thắt

chặt dần đến khi polyp bị cắt rời hoàn toàn. Lấy polyp ra ngoài làm giải phẫu bệnh.

- Polyp không cuống : Tiêm nước muối sinh lí ở phần ranh giới giữa polyp

và niêm mạc lành để tách niêm mạc và polyp để tạo cuống. Trường hợp khó,

không an toàn : phải cắt polyp thành nhiều mảnh nhỏ.

- Polyp cuống to : thời gian cầm máu (đốt) kéo dài hơn để tránh chảy máu.

- Ống tiêu hóa bẩn : bơm rửa sạch, quan sát rõ chân polyp trước khi cắt.


VI. THEO DÕI

- Theo dõi biểu hiện: toàn trạng, tim mạch, hô hấp, tri giác, ỉa máu, đau

bụng, chướng bụng, ...


VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chảy máu : Cầm máu qua nội soi, mời hội chẩn ngoại và hồi sức cấp cứu,

xét nghiệm máu nếu diễn biến nặng.

- Thủng : kẹp clip và mời hội chẩn ngoại, chụp X quang, siêu âm.

Ghi chú

- Tai biến chảy máu, thủng ruột xuất hiện ngay lập tức hoặc sau 5-7 ngày.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gershman G (2012), “Pediatric colonoscopy”, Practical pediatric

gastrointestinal endoscopy, 2(1), 104-131.

2. Thomson M (2008), “Ileocolonoscopy And Enteroscopy”, Pediatric

gastrointestinal desase, 2(1), 1291-1308.

3. Gershman G (2012), “Polypectomy”, Practical pediatric gastrointestinal

endoscopy, 2(1), 132-139.

Recent Posts

See All

THẮT TĨNH MẠCH THỰC QUẢN

Phan Thị Hiền, "Mở thông dạ dày bằng nội soi", Các quy trình kĩ thuật nhi khoa thường gặp, NXB Y Học, 2017 (trang 424-425) I. ĐẠI CƯƠNG...

Comentarios


bottom of page